TIÊU CHẢY MẤT NƯỚC NÊN LÀM GÌ ?

Nguyên nhân bị mất nước

Khi vận động mạnh hoặc thời tiết nắng nóng, oi bức, cơ thể sẽ điều tiết và bài tiết ra nhiều mồ hôi. Do đó, cần phải uống nhiều nước hơn bình thường để bù lại lượng nước mất đi. Tuy nhiên, rất nhiều người lại không để ý đến điều này và chỉ uống nước khi bắt đầu cảm thấy khát nước mà không biết rằng, khi cơ thể cảm thấy khát nước thì nội tạng đã bị mất đi sự cân bằng và tế bào cơ thể đã rơi vào trạng thái mất nước nhẹ.

Phần lớn các hoạt động của cơ thể đều cần đến nước và làm giảm dần lượng nước có sẵn trong người. Vì vậy cần phải uống nước thường xuyên để bù đắp lượng nước mất đi. Đối với người khỏe mạnh cần uống 1,5 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Và tuyệt đối không uống một lượng nước lớn một lúc để tránh phá vỡ sự cân bằng của nước và chất điện giải trong cơ thể. Nên uống ít và uống nhiều lần.

Ngoài ra, tiêu chảy, nôn mửa, đồ nhiều mồ hôi, tiểu đường cũng là nguyên nhân gây ra mất nước chủ yếu của cơ thể. Trong đó, tiêu chảy là bệnh lý gây tử vong nhiều nhất, đặc biệt là ở trẻ em. Khi trẻ bị mất nước, cơ thể sẽ cảm thấy khát, uống nhiều nước, trẻ bị lừ đừ, mắt trũng, tiểu ít, huyết áp giảm và mạch đập nhanh.

Bị mất nước uống gì?

Có nhiều cách để bù nước và các chất điện giải để bù nước và chất điện giải cho cơ thể. Khi thấy có dấu hiệu mất nước, nên cho người bệnh uống hỗn hợp dung dịch muối đường, nước cháo loãng hoặc nước dừa hay các chế phẩm bù nước và chất điện giải đường uống thường được sử dụng như bột oresol, nước biển khô.

Nước muối đường: pha với tỷ lệ 1 thìa cà phê muối với 8 thìa đường và 1 lít nước.

Oresol: Đây là loại thuốc đặc hiệu dùng để bù đắp nước và chất điện giải, bổ sung năng lượng và phòng chống các nguy cơ trụy tim mạch trong trường hợp sốt cao, tiêu chảy, nôn hay tiêu hao năng lượng do hoạt động mạnh, quá sức,…

 

 

Có rất nhiều nguyên nhân làm cơ thể rơi vào tình trạng bị mất nước và để lại các ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Mặt khác, không phải tất cả mọi người đều biết về hiện tượng mất nước này gây ảnh hưởng như thể nào đối với…

Cách pha oresol: hòa tan 27,9g thuốc với 1 lít nước nguội (tuyệt đối không dùng nước nóng hay nước ấm) tạo thành dung dịch có áp suất thẩm thấu tốt cho bệnh nhân. Ngày uống 1- 2 gói. Không nên pha loãng hơn vì sẽ không cung cấp đủ nước, các chất điện giải và glucosa cho cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Hoặc pha đặc quá cũng sẽ làm người bệnh dễ bị tiêu chảy nặng hơn do áp suất thẩm thấu trong ruột.

Nước cháo muối: 1 thìa muối + 1 nắm gạo + 1,2 lít nước.

Nước dừa muối: 1 thìa muối + 1 lít nước dừa.

Bên cạnh đó, người bệnh nên bổ sung thêm chuối, nước cam để bổ sung thêm kali và các chất khoáng.

Nếu người bệnh chỉ bị mất nước thông thường, có thể bù đắp nước bằng các loại nước pha với chút muối thì tốt hơn như: cam muối, chanh muối, dừa muối và uống có liều lượng, không nên quá lạm dụng.

Trên đây là cách xử trí đơn giản khi bị mất nước uống gì để bù đắp nhanh nước và chất điện giải cho cơ thể mà bạn có thể tham khảo. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.

< Trở lại