TRUYỀN NƯỚC BIỂN VÀ KHI NÀO CẦN TRUYỀN NƯỚC ?

Truyền nước biển là một trong những biện pháp hỗ trợ trong y tế để giúp người bệnh hồi phục nhanh hơn khi điều trị.

Hiện nay, biện pháp truyền nước thường được nhiều người sử dụng mỗi khi cơ thể mệt mỏi, suy nhược. 

Nhiều người thường nhầm tưởng truyền nước với truyền dịch. Thực chất đây là các loại truyền hoàn toàn khác nhau, truyền nước là một loại nằm trong nhóm truyền dịch.

Dịch truyền là loại dung dịch hòa tan chứa nhiều chất khác nhau có thể truyền chậm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch của người bệnh. Nước cất là dung môi được sử dụng phổ biến để hòa tan dược chất. Hiện có khoảng trên 20 loại dịch truyền được chia thành 4 loại chính:

– Dịch truyền bù nước và cân bằng chất điện giải, dung dịch gồm một số thành phần như natri clorid đẳng trương 0,9%, dung dịch Ringer lactat; dung dịch kali clorid 2%… Có tác dụng bù nước, hỗ trợ bệnh nhân bị mất nước, mất cân bằng điện giải, mất máu…

– Dung dịch cung cấp các chất dinh dưỡng như: dung dịch glucose đẳng trương 5%, glucose ưu trương 20% hoặc 30%; hỗn hợp các acid amin (như alvesin, moriamin), vitamin và muối khoáng (như vitaplex)… Chia làm 2 loại:

  • Dịch ngọt cung cấp năng lượng cho cơ thể từ 5% tới 30%.
  • Dịch cấp chất đạm, chất béo và vitamin dùng cho những người bị suy dinh dưỡng nặng.

– Dịch thay thế huyết tương, dung dịch chứa albumin hay dung dịch cao phân tử… dùng trong những trường hợp cần bù nhanh albumin hoặc lượng tuần hoàn trong cơ thể. Giúp duy trì huyết áp, chống trụy tim mạch, như: huyết tương khô (plasma sec), dextran, subtosan.

– Dịch chống toan, kiềm huyết có natri hydrocarbonat 1,4%

Để trả lời câu hỏi truyền nước mất bao lâu thì còn tùy thuộc vào loại dây truyền, có hai loại chính là dây to 1 ml có 15 giọt và loại nhỏ hơn 1 ml có 20 giọt. Muốn biết truyền nước mất bao lâu thì phải tính theo công thức là lấy thể tích dịch truyền nhân cho số giọt trong 1 ml rồi chia cho tốc độ truyền là được.

 Khi nào thì cần truyền nước biển?

Các trường hợp cần truyền nước biển

Vô nước biển chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết, đúng lúc và đúng bệnh, nếu không sẽ gây ra nhiều tai biến nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Việc vô nước cần dựa vào các tình huống sau:

– Thể tích dịch trong cơ thể bị mất nhiều như khi sốt cao, ói mửa, tiêu chảy, chấn thương gây chảy máu, bỏng…

– Người bệnh không ăn uông được, suy kiệt, hôn mê sâu, phẫn thuật đường ruột… thì cần truyền nước để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.

– Một số thuốc không thể tiêm thẳng vào mạch máu nên phải pha loãng và truyền từ từ vào cơ thể qua đường truyền nước.

– Mất các chất điện giải như natri, kali, canxi… một cách nghiêm trọng thì cũng cần truyền nước để bù lại.

Khi chọn lựa truyền nước hay truyền dịch, phải đảm bảo có được sự cho phép của bác sĩ. Mỗi loại dịch truyền sẽ phù hợp với mỗi bệnh nhân và tình trạng cơ thể khác nhau, truyền loại dịch không phù hợp có thể gây ra các tác dụng phụ.

< Trở lại